- Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp CNTT, nhưng chỉ riêng FPT đã có nhu cầu tuyển cạn kiệt nguồn cung. Để đáp ứng quy mô phát triển 30.000 người vào năm 2020, FPT Software đã phải sang Philippines, Myanmar… để tuyển nhân lực. Điều này thật phi lý.

DSC-2693-1432088743-1200x0.jpg

Ông Trương Gia Bình. Ảnh: Hà Dương.

- Xin ông giải thích rõ về điều này?

- Đã từ lâu chúng tôi khao khát có nhiều hợp đồng CNTT từ ngoài mảnh đất hình chữ S, mang về công việc cho hàng vạn thanh niên và mở mang bờ cõi trí tuệ Việt Nam. Đến nay, mong ước ngày nào đã thành hiện thực. Các đơn hàng từ Mỹ, Nhật đang về dồn dập. Nhưng buồn thay ngành CNTT Việt Nam lại thiếu nguồn lực để triển khai.

Hiện tại, các doanh nghiệp phải săn đón sinh viên CNTT ngay từ khi đang học năm thứ ba, thứ tư đại học, sẵn sàng trả lương hậu hĩnh và đưa các bạn ra nước ngoài tu nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng cũng rất rộng mở và nhiều vị trí thiếu nhân lực trầm trọng như lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng…

Tôi thấy rất tiếc, bởi đây là cơ hội tuyệt vời cho hàng triệu thanh niên Việt Nam, nếu họ có khát vọng đổi đời. Tôi nghĩ nếu có tư duy mạch lạc và nhiệt tâm, ai cũng có thể làm CNTT, ai cũng có thể đến Tokyo, New York, Berlin… để làm việc. Ai cũng có thể học hỏi những công nghệ mới nhất trong xu hướng SMAC (Social, Mobility, Analytis, Cloud) và IoT (Internet of Things). Ai cũng có thể làm việc với các công ty toàn cầu và đi tiên phong cùng các tập đoàn công nghệ trên thế giới. Quan trọng là các bạn trẻ có muốn biến viễn cảnh này thành sự thật hay không.

- Những bạn trẻ phải làm thế nào để nắm bắt cơ hội đổi đời, thưa ông?

- Tôi tin rằng các bạn lập nghiệp bằng CNTT sẽ có một lộ trình công danh rõ ràng với thu nhập cao. Cụ thể, một sinh viên mới ra trường sẽ nhận được mức lương từ 300-500 USD/tháng; từ 1-3 năm kinh nghiệm mức lương sẽ là 500-1.000 USD; 3-5 năm kinh nghiệm mức lương đạt 800 - 1.500 USD và trên 1.500 USD nếu có từ 5-7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, CNTT còn là con đường để đưa các bạn đến khám phá những miền đất hứa và có những sản phẩm để thay đổi thế giới.

Hãy  đổi đời bằng  con đường  học CNTT. Hiện nay MOOC (Massive Open Online Course - tạm dịch: Cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà) là một phương pháp hiệu quả miễn phí. MOOC chính là một hình thức phát triển của loại hình đào tạo đại học từ xa. Sự phát triển nhanh chóng của MOOC trong những năm gần đây đã khiến cho việc học trở nên dễ dàng cho mọi người và ở mọi nơi.

FPT sẵn sàng tuyển các bạn đã hoàn thành một số khóa CNTT và ngoại ngữ trên MOOC, mặc dù mới chỉ tốt nghiệp lớp 12. Tất cả chỉ còn phụ thuộc ở các bạn!

- Vậy về phía Nhà nước, ông cho rằng cơ quan quản lý cần phải làm gì để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT?

- Theo tôi, Nhà nước cần quy hoạch lại việc đào tạo nhân lực CNTT từ đại học, cao đẳng cho đến nghề, làm sao để tăng quy mô nhân lực mỗi năm lên 30% thì mới có thể kịp đà phát triển chung của ngành và nắm bắt được cơ hội to lớn đang đến.

Chúng tôi cũng đề xuất Bộ Giáo dục có thể đưa đào tạo văn bằng 2 ngành CNTT vào bậc đại học. Thực tế cho thấy, có đến 40% số kỹ sư lập trình tại FPT không học CNTT mà đến từ các ngành tự nhiên và chuyển đổi rất tốt. Một ví dụ khác mà công ty Infosys của Ấn Độ với 167.000 nhân viên nhưng 40% trong số đó cũng phải là dân công nghệ. Tôi cho rằng đây là một nguồn lực rất lớn mà chúng ta có thể tận dụng được.

Tôi cũng ủng hộ đề xuất của Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến về việc Nhà nước dành số tiền 12 triệu USD vốn viện trợ ODA từ Nhật Bản để đào tạo 1.000 kỹ sư CNTT học tiếng Nhật. Đây là ý tưởng hay khi Nhật Bản xem Việt Nam là điểm đến ưa chuộng về dịch vụ ủy thác phần mềm.

Diễn đàn cấp cao ICT Summit 2015, diễn ra ngày 25-26/6 tại Hà Nội, thu hút trên 500 đại biểu trong lĩnh vực CNTT và các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ứng dụng CNTT từ các tỉnh thành trên cả nước.

Chương trình năm nay tập trung trao đổi, thảo luận về xu thế, chiến lược và giải pháp để ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản trị các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là dịch vụ công; y tế, bảo hiểm, giao thông, đô thị và nguồn nhân lực CNTT.

Được tổ chức thường niên từ năm 2011, Vietnam ICT Summit là diễn đàn chính sách, công nghệ và hợp tác kinh doanh quan trọng của ngành CNTT Việt Nam.

Châu An - Lâm Thao

Tin tức khác

Bài giảng tại các trường

hỗ trợ trực tuyến

0918 158 670

Kinh doanh

dgdhd

quảng cáo