Cuộc sống thiếu mục tiêu là một hành trình lang thang vô định, phó mặc cuộc đời cho sự may rủi và cho sự đưa đẩy ngẩu nhiên của thời cuộc. Người sống thiếu mục tiêu sẽ không biết tập trung trí tuệ, sức lực của mình vào đâu, nên dễ bỏ lỡ cơ hội. Thực chất đó là một sự hoang phí cuộc đời. Thế nhưng trong cuộc sống, phần đông chỉ có ước mơ mà thiếu hẳn mục tiêu rõ ràng, điều đó lý giải tại sao những thành công vượt trội chỉ thuộc về một số ít người trong xã hội

Trong chuyện thần thoại khi Alice đi lạc vào xứ sở thần tiên, Alice hỏi: Ông Mèo ơi, tôi phải đi đường nào? Ông Mèo hỏi: Thế cháu muốn đi đến đâu? Alice nói: Cháu cũng không biết nữa. Ông Mèo bảo: Vậy thì cháu đi đường nào cũng có khác gì nhau đâu. Rất nhiều người đã bỏ mất những cơ hội quý báu trong cuộc đời chỉ vì sống thiếu mục tiêu. Điển hình rõ nhất là trường hợp nhiều người nghèo từng trúng số độc đắc với số tiền lớn, nhưng điều đó không giúp họ làm nên sự nghiệp. Theo thống kê ở Mỹ, 80% số người nghèo trúng số đã trở lại cuộc sống nghèo khổ chỉ sau năm năm.

Ước mơ chỉ có sức mạnh khi gắn liền với mục tiêu rõ ràng, ý chí kiên cường và sự kiên trì hành động. Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được. Với mục tiêu rõ ràng bạn luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng để vươn tới đích. Vì vậy, mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể, có thể đo đếm, cân đong được cùng với những thời hạn xác định cho từng giai đoạn và cả hành trình.  Mục tiêu thiết lập cần phù hợp với mục đích sống và nhân sinh quan của mình. Khi viết ra mục tiêu, bạn xác định mình là ai, muốn là ai, muốn thể hiện mình thế nào trên thế giới này. Alex Morrison, tác giả, nguyên Giám đốc điều hành của Canadian Institute of Strategic Studies lưu ý: “Chỉ khi bạn định hình mục tiêu một cách rõ ràng trong tâm trí, bạn mới có thể hành động để đạt mục tiêu ấy”.

1953, Trường Đại học Yale khởi đầu một nghiên cứu đặc biệt. Số sinh viên sắp tốt nghiệp được yêu cầu cho biết: “Có mục tiêu cụ thể nào cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp?” Kết quả thống kê được: 3% có đặt ra mục tiêu về công việc, sự nghiệp, thu nhập…cho 15-20 năm sau;  97% - tới đâu hay tới đó, chuyện gì tới sẽ tới, kiểu “nước chảy bèo trôi”

20 năm sau (1973) – Tổng thu nhập của 3% số có mục tiêu đạt gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% số còn lại.

Phải chăng đấy chỉ là một trường hợp cá biệt ngẫu nhiên? Câu trả lời là không.

1979, Trường Kinh doanh Harvard lặp lại nghiên cứu tương tự với sinh viên tốt nghiệp MBA. Kết quả là: 3% viết mục tiêu rõ ràng trên giấy; 13% có mục tiêu nhưng không viết ra; 84% không đề ra mục tiêu.

1989, nhóm 13% có thu nhập bình quân gấp đôi người thuộc nhóm 84%; nhóm 3% có thu nhập bình quân gấp 10 lần so với 97% còn lại.

Một mục tiêu chưa được viết ra là mục tiêu chưa được khẳn định, vì những thứ kém quan trong khác có thể xen vào làm lạc hướng. Việc lập mục tiêu chắp cánh cho các ước mơ của mình. Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được. Mục tiêu lớn, dài hạn có thể phân thành những bước nhỏ cùng với kế hoạch hoàn thành có thời hạn và đặt thứ tự ưu tiên phù hợp với nhận thức và mục tiêu. Những thành công sau từng bước nhỏ sẽ là nguồn động lục mạnh mẽ thức đẩy ta tiến bước. Khi hiểu điều gì có giá trị trong cuộc đời, ta sẽ biết thiết lập mục tiêu với thời hạn, giúp tập trung tất cả nội lực với niềm tin trào dâng để hoàn thành. Khi viết ra mục tiêu, bạn xác định mình là ai, muốn là ai, muốn thể hiện mình thế nào trên thế giới này. Khi không đặt ra mục tiêu cụ thể của cuộc đời, bạn đang hoang phí cuộc đời của mình để theo đuổi những điều kém giá trị.

Mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời, nhưng vì sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình? Biểu hiện thường thấy nhất là họ không tin rằng con người làm chủ số phận của chính mình. Họ không cho rằng chính họ là thuyền trưởng lái con tàu định mệnh của mình. Thiếu niềm tin chính là trở ngại lớn nhất trong việc thiết lập mục tiêu cá nhân. Biểu hiện thứ hai là họ không nghĩ rằng việc thiết lập mục tiêu là có ý nghĩa thực sự quan trọng trong cuộc đời, nên chỉ dừng lại với những ước mơ mơ hồ. Biểu hiện thường thấy thứ ba là họ sợ thất bại khi đặt ra những mục tiêu lớn lao, nên thỏa mãn với những gì mình có được và cố thủ trong “vùng an toàn” của mình. Biểu hiện thứ tư là họ sợ phải trả giá bằng sức lực, thời gian, tiền của hay cả việc phải từ bỏ một số đam mê để đạt được điều mà họ chưa từng có.    

Mục tiêu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức mạnh của niềm tin và sự cảm nhận về năng lực của bản thân. Chính điều đó định hình tầm nhìn và thế giới riêng của mỗi người. Mục tiêu thấp không thúc đẩy con người nổ lực huy động tối đa tiềm năng của bản thân. Mục tiêu lớn lao, cao đẹp, đo lường được, đầy thách thức, thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, tạo khát vọng mãnh liệt hiện thức hóa ước mơ. Khi mục tiêu là chinh phục đỉnh núi cao thì tất cả các quả đồi đều trở nên quá thấp. Daniel Burnham, kiến trúc sư nổi tiếng với nhiều công trình lớn khuyên rằng: “Đừng đặt ra kế hoạch nhỏ. Chúng không thôi thúc và hâm nóng bầu nhiệt huyết để hành động. Hãy đặt những kế hoạch lớn, nhằm vào những mục tiêu cao cả”. Điều đáng ngại không phải là đặt ra mục tiêu quá cao, mà chính là đặt ra những mục tiêu quá tầm thường rồi thỏa mãn khi đạt nó và dừng bước.

 Mục tiêu và khát vọng đạt được mục tiêu giúp con người nhìn thế giới với một nhãn quan tích cực và sẽ làm cho con người trở nên vĩ đại hay nhỏ bé. Nhà khoa học sáng chế ra điện thoại Alexander Graham Bell cho rằng: “Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn điều gì và không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi đạt được điều đó”.

Tác giả, diễn giả nổi tiếng Brian Tracy nhấn mạnh: “Việc bạn xuất phát từ đâu không thành vấn đề mà điều quan trọng nhất là bạn đang hướng đến đâu”. Với lòng quyết tâm và kiên trì con người có thể học những gì cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. Hãy tin rằng điều gì mà nhiều người bình thường khác đạt được thì mình cũng có thể đạt được.

Tư vấn học tập khác

Bài giảng tại các trường

hỗ trợ trực tuyến

0918 158 670

Kinh doanh

dgdhd

quảng cáo